1. Giới thiệu chung:
Bộ môn Công nghệ Sinh học trực thuộc Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm (IBFT), Trường Đại học Nông Lâm, được thành lập từ năm 2010 với nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại như: công nghệ gen, công nghệ tế bào, sinh học phân tử và công nghệ sinh học môi trường.
Bộ môn sở hữu đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên trình độ cao (GS, PGS, TS) được đào tạo bài bản tại các quốc gia có nền khoa học tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan,…
Hiện nay, Bộ môn đảm nhiệm đào tạo các bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ ngành Công nghệ Sinh học; đồng thời là đơn vị nòng cốt trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực: nông nghiệp công nghệ cao, dược liệu, thực phẩm, bảo quản – chế biến và môi trường.
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, Bộ môn luôn hướng tới việc phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.
2. Công tác đào tạo
Đào tạo đại học: Cử nhân Công nghệ Sinh học (4 năm)
Đào tạo thạc sĩ:
- Thạc sĩ Công nghệ Sinh học định hướng ứng dụng (2 năm)
- Thạc sĩ Công nghệ Sinh học định hướng nghiên cứu (2 năm)
Đào tạo tiến sĩ:
Tiến sĩ Công nghệ Sinh học
3. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Các hướng nghiên cứu chính:
1. Công nghệ gene
- Nghiên cứu sàng lọc gene/promoter đặc hiệu liên quan đến tính chống chịu stress sinh học và phi sinh học
- Nghiên cứu tạo giống bằng công nghệ chuyển gen
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen trong cải tiến cây trồng
2. Công nghệ tế bào
- Nghiên cứu nhân nhanh một số cây trồng: cây hoa, cây lâm nghiệp, cây dược liệu,...
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật trong chọn tạo giống cây trồng.
3. Sinh học phân tử
- Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong xác định loài, đánh giá đa dạng di truyền và lập bản đồ gen trong chọn tạo giống cây trồng.
4. Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật
- Nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm một số chế phẩm vi sinh vật ứng dụng trong trồng trọt như phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học, chất kích thích điều hòa sinh trưởng.
- Nghiên cứu sản xuất các bộ kit để chẩn đoán bệnh trên cây trồng
- Nghiên cứu cơ chế bệnh học phân tử thực vật
5. Công nghệ sinh học trong chăn nuôi, thú y
- Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống vật nuôi
- Nghiên cứu dịch tễ học phân tử các bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm.
- Nghiên cứu sản xuất các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm.
6. Công nghệ sinh học trong bảo quản chế biến
- Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng của nguồn tài nguyên vi sinh vật, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn gen vi sinh vật
- Nghiên cứu ứng dụng CNSH hiện đại để phân lập và tạo ra các chủng vi sinh vật mới, có chất lượng tốt, ổn định, hiệu suất lên men cao góp phần phát triển mạnh ngành công nghệ chế biến
7. Công nghệ sinh học thực phẩm
- Ứng dụng kỹ thuật sinh học trong phân tích, đánh giá các chỉ tiêu thực phẩm
- Ứng dụng kỹ thuật sinh học trong xác định nguồn gốc thực phẩm
7. Công nghệ sinh học môi trường
- Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật trong xử lý môi trường
Các lĩnh vực tư vấn, chuyển giao:
- Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cây trồng
- Ứng dụng kỹ thuật chuyển gen, chỉnh sửa gen trong cải tiến giống cây trồng
- Nhân giống, bảo tồn in ivitro các loài cây dược liệu: Lan kim tuyến, ba kích, khôi nhung, sâm, tam thất,…
- Nhân giống in vitro các loài hoa: phong lan, cúc, đồng tiền,…
- Phân lập, nuôi trồng nấm dược liệu: Đông trùng hạ thảo, linh chi,…
Danh sách đề tài đã thực hiện
Số TT |
Tên đề tài |
Cấp quyết định, mã số |
1 |
Xác định và phân tích vai trò của các yếu tố điều hòa hoạt động - CRE của một số gen chuyên biệt hạt phấn lúa |
Nafosted. Mã số 106.03-2017.19 |
2 |
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cam Bố Hạ, Bắc Giang |
Cấp Quốc gia (Đề tài bảo tồn và khai thác nguồn gen), NVQG-2017/17 |
3 |
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo, CT - 2018 - TNA - 06 |
4 |
Nghiên cứu chỉ thị phân tử methyl hóa DNA tự do của bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở Việt Nam |
Nafosted. Mã số 108.022018.313 |
5 |
Nghiên cứu khai thác nguồn gen và chọn tạo chủng giống gốc nấm Vân chi (Trametes versicolor) ở khu vực miền núi phía Bắc |
B2020-TNA-03 |
6 |
Nghiên cứu tăng kích thước hạt ở cây lúa bằng kỹ thuật chỉnh sửa hệ gen CRISPR/Cas9 |
Nhiệm vụ Hợp tác quốc tế cấp quốc gia, thuộc Chương trình Hợp tác song phương, đa phương về khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2019 - 2021 |
7 |
Nghiên cứu tạo giống dậu tương chuyển gen kìm hãm già hóa bộ lá và tăng kích thước hạt |
NĐT.49.KR/18 |
8 |
Ứng dụng chỉ thị phân tử trong phân loại, chọn lọc và xác định thành phần hoạt chất chính ở một số loài dược liệu có giá trị khu vực miền núi phía Bắc |
CT2020.03.DTN.07 |
9 |
Bảo tồn nguồn gen cây Hồng Việt Cường huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên |
ĐTQG.02/2019 |
10 |
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Đẳng sâm Bắc (Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf.) có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang. |
Cấp Bộ, 2019 |
11 |
Nghiên cứu ứng dụng auxin và gibberelin trong chọn tạo quả cà chua không hạt |
T2021-11.GV |
12 |
Nghiên cứu vai trò của một số gene liên quan đến giai đoạn đầu quá trình xâm nhiễm vào cây cà chua của nấm Verticillium dahliae |
B2020-TNA-04 |
13 |
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nấm Thượng Hoàng (Phellinus spp.) sản sinh hoạt chất chống tế bào ung thư phân lập từ các tỉnh miền núi phía Bắc. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019 |
14 |
Ứng dụng chỉ thị DNA trong phân tích thành phần và đánh giá đa dạng di truyền một số loài dược liệu có giá trị tại khu vực miền núi phía Bắc |
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021 |
Danh mục các bài báo công bố trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI
Số TT |
Tên công trình |
Tên tác giả |
Năm và nguồn công bố |
---|---|---|---|
1 |
Expression analysis of two rice pollen-specific promoters using homologous and heterologous systems. |
Tien Dung Nguyen, Moe Moe Oo, Hyun-Kyung Bae, Sunok Moon, Sung Aeong Oh, Jeong Hoe Kim, Moon-Soo Soh, Jong Tae Song, Ki-Hong Jung, Soon Ki Park |
Plant Biotechnol Rep, 2015 |
2 |
Application of rice microspore-preferred promoters to manipulate early pollen development in Arabidopsis, a heterologous system, |
Nguyen TD, Moon S, Oo MM, Tayade R, Oh SA, Jung KH, Park SK |
Plant Rep, 2016 |
3 |
Genome-wide identification and analysis of rice genes preferentially expressed in pollen at an early developmental stage. |
Nguyen TD, Moon S , Nguyen VNT, Gho Y, Soh MS, Song JT, An G, Oh SA, Park SK, Jung KH |
Plant Mol Biol, 2016 |
5 |
In vitro propagation of a Vietnam endemic Lady’s slipper orchid (Paphiopedilum vietamense O.Gruss & Perner). |
Thi Tinh Nguyen, Tien Dung Nguyen, Xuan Thanh Dao, Truc Dat Chu, Xuan Binh Ngo |
Journal of Horticulture and Plant Research, 2018
|
6 |
Effective Strategies for Enhancing Tolerance to High‑Temperature Stress in Rice during the Reproductive and Ripening Stages. |
Rupesh Tayade, Tien Dung Nguyen, Sung Aeong Oh, Yong Sik Hwang, In Sun Yoon, Rupesh Deshmuk, Ki-Hong Jung, Soon Ki Park |
Plant Breed. Biotech, 2018 |
7 |
The Verticillium dahliae transcription factors Som1 and Vta3 control microsclerotia formation and sequential steps of plant root penetration and colonisation to induce disease |
Tri-Thuc Bui, Rebekka Harting, Susanna A. Braus-Stromeyer, Van-Tuan Tran, Oliver Valerius, Rabea Schlüter, Claire E. Stanley, Alinne Ambrósio, Gerhard H. Braus |
New phytologist (ISSN: 1469-8137), 2018 |
8 |
Patterns and Strength of Pollen Tube Arrest in Self–incompatible Citrus Accessions (Rutaceae) |
Binh Xuan Ngo, Thuc Dat Chu, Akira Ưakana, Tri Thuc Bui, Dung Tien Nguyen, Tinh Thi Nguyen, Ha Thu Nguyen, Jung-Hee Kim and Kaori Sakai |
J. Fac. Agr., Kyushu Univ, 2019 |
9 |
High daytime temperature induces male sterility with developmental defects in male reproductive organs of Arabidopsis. |
Tien Dung Nguyen, Seonghoe Jang, Moon‑Soo Soh, Jinwon Lee, Sang Dae Yun, Sung Aeong Oh, Soon Ki Park |
Plant Biotechnology Reports, 2019 |
10 |
In vitro shoot regeneration from epicotylseedling segment of Vietnamese pummelo (Citrus grandis l. osbeck) cultivars. |
Van-Hien La, Thuc–Dat Chu, Van-Duy Nguyen, Xuan-Binh Ngo and Tien-Dung Nguyen |
Plant Cell Biotechnology and Molecular Biology, 2021 |
11 |
Dentification of Ganoderma lucidum (curtis) p. karst. species isolated from ironwood (erythrophleum fordii oliver) in Viet Nam act through by its1 sequence. |
Thi -Tinh Nguyen, Tri-Thuc Bui, Bang -Phuong Pham, Huu- Tho Nguyen, Xuan- Binh Ngo, Van- Hien La and Tien- Dung Nguyen |
Plant Cell Biotechnology and Molecular Biology, 2021 |
12 |
In vitro shoot regeneration from epicotylseedling segment of Vietnamese Pummelo (Citrus grandis L. OSBECK) cultivars |
La Văn Hiền, Chu Thúc Đạt, Nguyễn Văn Duy, Ngô Xuân Bình, Nguyễn Tiến Dũng |
Plant Cell Biotechnology and Molecular Biology, 2021 |
13 |
Identification of Ganoderma lucidum (curtis) p.karst. species isolated from ironwood (Erythrophleum fordii oliver) in Viet Nam act through by its1 sequence and phylogenetic analysis |
Thi-Tinh Nguyen, Tri-Thuc Bui, Bang-Phuong Pham, Huu-Tho Nguyen, Xuan-Binh Ngo, Van-Hien La, Tien-Dung Nguyen |
Plant Cell Biotechnology and Molecular Biology, 2021 |
14 |
On the Inhibitability of Natural Products Isolated from Tetradium ruticarpum towards Tyrosine Phosphatase 1B (PTP1B) and α-Glucosidase (3W37): An In Vitro and In Silico Study |
Tien-Dung Nguyen* et al |
Molecules, 2021 |
15 |
Convergence of Bar and Cry1Ac Mutant Genes in Soybean Confers Synergistic Resistance to Herbicide and Lepidopteran Insect |
Tien-Dung Nguyen* et al |
Frontier in Plant Science, 2021 |
16 |
Screening of Vietnamese soybean genotypes for Agrobacterium-mediated transgenic transformation |
Tien-Dung Nguyen* et al |
NJAS, 2021 |
17 |
Increasing grain size and weight by CRISPR/CAS9-mediated GS3 gene editing in BT7 rice variety |
Tien-Dung Nguyen* et al |
PCBMB, 2021 |
18 |
At-ore1 Gene Induces Distinct Novel H2O2-NACs Signaling in Regulating the Leaf Senescence in Soybeans (Glycine max L. |
Tien-Dung Nguyen* et al |
Agronomy, 2022 |
19 |
Polypunctosides E‑K: seven new steroidal saponins from Polygonatum punctatum Royle ex Kunth and their nitric oxide production inhibitory activities |
Tran Thi Thu Ha, Nguyen Tien Dung, Bui Huu Tai, Pham Van Kiem |
Journal of Natural Medicines, 2022 |
20 |
Extraction of Phenolic and Flavonoid from Seeds of Black Soybean (Glycine max L.) |
Nguyen Tien Dung* et al |
Asian Journal of Advances in Agricultural Research, 2022 |
4. Danh sách cán bộ, giảng viên
TT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Chuyên môn |
Nước đào tạo |
---|---|---|---|---|
1 |
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng |
Trưởng bộ môn, GVCC |
Sinh học ứng dụng |
Hàn Quốc |
2 |
TS. Nguyễn Xuân Vũ |
Phó viện trưởng GVC |
Công nghệ sinh học |
Thái Lan |
3 |
TS. Bùi Trí Thức |
GV |
Sinh học phân tử |
Đức |
4 |
TS. Phạm Bằng Phương |
GV |
Công nghệ sinh học |
Hàn Quốc |
5 |
TS. Dương Mạnh Cường |
GV |
Kỹ thuật sinh học môi trường |
Mỹ |
6 |
TS. Nguyễn Thị Tình |
GV |
Di truyền, chọn giống |
Việt Nam |
7 |
TS. Bùi Đình Lãm |
GV |
Công nghệ vi sinh |
Đài Loan |
8 |
GS.TS Ngô Xuân Bình |
GVCC (Thỉnh giảng) |
Sinh học phân tử |
Nhật Bản |
9 |
TS. Nguyễn Hữu Kiên |
GV (Thỉnh giảng) |
Công nghệ sinh học |
Nhật Bản |
10 |
ThS. Dương Hữu Lộc |
CV |
Công nghệ sinh học |
Việt Nam |