logo
Trang chủ GIỚI THIỆU Cơ cấu tổ chức Bộ môn Công nghệ Thực phẩm

Giới thiệu Bộ môn Công nghệ Thực phẩm

01/07/2025 17:00 - Xem: 9

1. Giới thiệu chung

Bộ môn Công nghệ Thực phẩm được thành lập năm 2010 thuộc Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm trước đây, nay là Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm. Đến nay cán bộ của bộ môn gồm 13 thành viên bao gồm 11 cán bộ giảng dạy và 1 cán bộ kỹ thuật, 1 nhân viên văn phòng. trong đó 6 TS, 3 NCS và 4 ThS. Đội ngũ cán bộ giảng dạy được đào tạo bài bản tại các nước có nên khoa học công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đài Loan. Bộ môn Công nghệ Thực phẩm quản lý và đào tạo Bậc đại học (kỹ sư Công nghệ thực phẩm), Bậc sau đai học về thạc sỹ Công nghệ thực phẩm.

Kể từ ngày đầu thành lập, Bộ môn đã và đang chủ trì, tham gia hàng chục đề tài nghiên cứu các cấp và công bố nhiều bài báo khoa học về các lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

2. Công tác đào tạo

Đào tạo đại học: Kỹ sư Công nghệ thực phẩm (4,0 năm)

Đào tạo sau đại học:

  • Thạc sỹ Công nghệ thực phẩm định hướng ứng dụng  (2 năm)
  • Thạc sỹ Công nghệ thực phẩm định hướng nghiên cứu (2 năm)

3. Công  tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Các hướng nghiên cứu chính:

1. Công nghệ sau thu hoạch

🔹 Nghiên cứu quy trình bảo quản nông sản, thực phẩm nhằm kéo dài thời gian sử dụng.

🔹 Tìm kiếm giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế.

🔹 Nghiên cứu các phương pháp sơ chế (rửa, cắt, sấy sơ bộ...) để nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.

2. Công nghệ chế biến thực phẩm

🔹 Nghiên cứu tối ưu hóa thông số công nghệ (nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ phối trộn...) trong quá trình sản xuất/chế biến.

🔹 Ứng dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào dây chuyền chế biến thực phẩm.

🔹 Nghiên cứu và thiết kế bao bì, nhãn hiệu để hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng yêu cầu bảo quản và thị trường.

3. Hợp chất thiên nhiên

🔹 Nghiên cứu, tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học (polyphenol, flavonoid, tinh dầu, alkaloid...).

🔹 Ứng dụng các hợp chất này vào chế biến thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm.

4. Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm

🔹 Nghiên cứu các phương pháp kiểm soát chất lượng trong suốt chuỗi sản xuất.

🔹 Phân tích mối nguy sinh học, hóa học, vật lý và xây dựng hệ thống HACCP, ISO, GMP…

🔹 Đề xuất giải pháp nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

5. Công nghệ lên men

🔹 Nghiên cứu quy trình lên men thực phẩm truyền thống và hiện đại (rượu, giấm, nước chấm, probiotic...).

🔹 Tuyển chọn chủng vi sinh vật có lợi, tối ưu hóa điều kiện lên men.

🔹 Ứng dụng lên men để tạo sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và cảm quan cao.

4. Danh sách cán bộ, giảng viên

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chuyên môn

1

TS. Lương Hùng Tiến

TS. Viện Trưởng

Công nghệ Lên men

2

TS. Nguyễn Văn Bảo

Giảng viên

Hóa sinh

3

NCS. Nguyễn Văn Bình

Phó trưởng bộ môn

Quản lý chất lượng

4

NCS. Nguyễn Thị Đoàn

Giảng viên

Công nghệ Lên men

5

NCS. Phạm Thị Ngọc Mai

Giảng viên

Quản lý chất lượng

6

TS. Nông Thị Phương Nhung

Giảng viên

Hóa sinh

7

ThS. Phạm Thị Tuyết Mai

Giảng viên

Sinh học thực phẩm

8

ThS. Vi Đại Lâm

Giảng viên

Công nghệ vi sinh

9

ThS. Phạm Thị Phương

Kỹ thuật viên

CN sau thu hoạch

10

ThS. Nông Thị Hải Yến

Văn phòng

Công nghệ sinh học

11

TS. Từ Việt Phú

Thỉnh giảng

Quản lý chất lượng

12

TS. Vũ Thị Minh Hằng

Thỉnh giảng

Quản lý chất lượng

13

TS . Nguyễn Đức Tiến

Thỉnh giảng

Công nghệ sinh học

Liên hệ:

Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

Người phụ trách: ThS. Nguyễn Văn Bình

Email: nguyenvanbinhcntp@tuaf.edu.vn