logo
Trang chủ TIN TỨC & SỰ KIỆN

Cảnh báo sức khoẻ từ tiêu thụ hoá chất vĩnh cửu

21/05/2024 10:19 - Xem: 105

Hoá chất vĩnh cửu (poly-fluoro-alkyl – PFAS) gồm hơn 4.000 chất hóa học được phát hiện cho tới nay, được tìm thấy trong mỗi gia đình ở những vật dụng thông dụng nhất như quần áo chống thấm nước, chảo chống dính, mỹ phẩm, dụng cụ y tế (GS. Dibs Sarkar - Khoa Kỹ thuật dân dụng, môi trường và đại dương, Viện Công nghệ Stevens, Mỹ). Những hợp chất này có thể lắng đọng trong máu, thận, gan và được cho là có liên quan đến bệnh ung thư, gây rối loạn chức năng nội tiết tố. PFAS gây hại cho gan, phổi và về lâu dài có thể gây bệnh ung thư. Chúng có thể có tác động xấu tới tuyến giáp, có thể khiến trẻ nhỏ bị thấp còi (theo Ông Martin Scheringer - Đại học ETH Zurich, Thụy Sĩ).

Hoá chất vĩnh cửu đặc biệt còn tìm thấy trên rau và trái cây tươi. Một chương trình xét nghiệm của Chính phủ Anh đã kiểm tra các sản phẩm tươi sống được bán ở Anh, một số nhập khẩu từ nước ngoài. Theo đó, 95% dâu tây có chứa hóa chất vĩnh cửu (PFAS). Một số thực phẩm khác chứa chất độc bao gồm nho (61%), cherry (56%), cải bó xôi (42%), cà chua (38%) và đào (38%) trong tổng hơn 3300 mẫu thực phẩm được xét nghiệm.

Nguy hiểm hơn theo ông GS. Jason Cannon - Chuyên ngành Độc chất học, Đại học Purdue, Mỹ thì các hoá chất vĩnh cửu PFAS không bị hỏng trong một thời gian dài và một số trong số này có thể tồn tại nhiều năm đến hàng trăm năm trong cơ thể con người. Thời gian bán hủy trong máu có thể lên đến một thập kỷ đối với một số trong số này, nghĩa là có thể mất gần 10 năm để loại bỏ một nửa những gì bạn đã tiếp xúc".

Vậy làm thế nào để hạn chế tiếp xúc với hoá chất vĩnh cửu: Câu trả lời là rất khó. Chúng ta chưa có cách nào tránh hoàn toàn và cũng không phải lúc nào cũng biết vật dụng nào chứa PFAS hay không.

Tuy nhiên, trước mắt người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức về hóa chất vĩnh cửu, thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh tối đa việc tiếp xúc với PFAS bằng một số việc đơn giản:

+ Không uống nước chưa qua xử lý, tránh sử dụng thảm và đệm chống ố, bình xịt chống thấm.

+ Thay toàn bộ đồ dùng nhà bếp có lớp phủ chống dính bằng các sản phẩm từ gang, thép không gỉ, thủy tinh hoặc tráng men. Kiểm tra nhãn để nhận biết thành phần polytetrafluoroethylene, hoặc PTFE, hoặc các thành phần "fluoro" khác và tránh những thành phần đó.

+ Hạn chế dùng giấy gói thực phẩm, hộp nhựa xốp đựng đồ ăn nhanh và giấy bọc thực phẩm khác.

+ Tránh các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc cá nhân được quảng cáo là "lì, thấm sâu và lâu trôi" vì chúng cũng chứa PFAS.

                                                                                                (Sưu tầm)

                                                                                    Tin bài: ThS. Trịnh Thị Chung

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
tvts
tvts
TS1